6 mẹo kiểm tra khi chọn mua xe đạp đua cũ

Đăng bởi CTCP Lối Sống Xanh vào lúc 14/01/2023

Bạn đang có ý định tậu cho mình một chiếc xe đạp đua cũ giá rẻ đã qua sử dụng nhưng còn hoang mang, khá mơ hồ về kinh nghiệm chọn mua? Bạn tự hỏi làm sao để chọn được một chiếc xe đạp đua cũ chất lượng, phù hợp với kinh phí nhỏ của mình mà không bị mua lầm? Đừng lo lắng vì ngay sau đây Lối Sống Xanh sẽ chia sẻ cho bạn một số kinh nghiệm khi đi mua một chiếc xe đạp đua sang tay, để bạn có thể tự đánh giá kiểm tra nó một cách dễ dàng.

1. Đi xe đạp có tác dụng gì?

Trước khi nói về kinh nghiệm chọn xe đạp đua cũ, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu qua một số lợi ích của việc di chuyển bằng xe đạp nhé.

  • Củng cố hệ cơ xương khớp: việc thường xuyên đạp xe đạp giúp chúng ta tăng cường cơ tay, cơ chân, vận động hông và khớp gối… Giúp cải thiện và phòng ngừa chức năng cơ xương khớp của cơ thể.
  • Tăng cường sức khỏe tim mạch: khi đạp xe, tim sẽ đập và bơm máu nhanh hơn tốc độ bình thường giúp cho những ai có vấn đề về tim mạch có thể cải thiện tình trạng của tim được khỏe hơn. Những người đạp xe mỗi ngày ít có khả năng bị cao huyết áp.
  • Giảm căng thẳng và cải thiện trí nhớ: đi xe đạp cũng giúp phòng ngừa căng thẳng, trầm cảm và lo lắng. Giúp chúng ta cải thiện sức khỏe nhờ vào những niềm vui có được khi đạp xe trên đường. Đạp xe đạp cũng làm tăng ô xy và lưu lượng máu đến các tế bào não, kích thích và tái tạo thụ thể, phòng ngừa bệnh Alzheimer.
  • Giảm cân: đạp xe là một cách tốt để loại bỏ chất béo không mong muốn ra khỏi cơ thể. Khi đi xe đạp, cơ thể chúng ta tăng cường tỉ lệ trao đổi chất hơn, đốt cháy nhiều calo hơn nên góp phần làm giảm mỡ giảm béo bụng rất tốt.
  • Kiểm soát bệnh tiểu đường và ung thư: đạp xe đạp mỗi ngày giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Đây là một trong những cách tốt nhất để kiểm soát lượng đường huyết. Đạp xe mỗi ngày trong hơn 30 phút sẽ giảm 40% nguy cơ mắc bệnh tiểu đường. Những người có hoạt động thể dục thể thao vừa và cao cũng có nguy cơ mắc ung thư thấp hơn.

2. Chọn mẫu xe đạp đua mà bạn thích

Tất nhiên điều đầu tiên khi bạn chọn mua xe đạp đua cũ là phải tìm được một chiếc có kiểu dáng bắt mắt, phù hợp với nhu cầu sử dụng và thị hiếu của chính bạn. Hiện tại ngoài thị trường có rất nhiều hãng xe đạp nổi tiếng, chất lượng có thể kể đến như REID, Giant, Asama, Galaxy, Fornix… Khi muốn mua xe đạp cũ, bạn nên suy xét đến những thương hiệu này. Bởi vì họ đã có sẵn những tiêu chuẩn quốc tế nhất định khi sản xuất một chiếc xe đạp sao cho vẫn đảm bảo độ bền và chất lượng theo thời gian.

6 mẹo kiểm tra khi chọn mua xe đạp đua cũ

3. Kích thước khung sườn xe đạp đua cũ

Bạn cần phải chọn một chiếc xe đạp có kích cỡ khung sườn phù hợp với vóc dáng cơ thể của mình. Vì sao lại như thế, có nhiều lý do kể đến như:

  • Bạn sẽ không có cảm giác thoải mái nếu ngồi trên một chiếc xe không vừa vặn, quá cao hoặc quá thấp.
  • Bạn sẽ không còn thấy thích thú hay mất hứng đạp xe nếu đi trên một chiếc xe đạp không vừa ý.
  • Bạn sẽ bị chấn thương như đau lưng, đau đầu gối, tức bụng, cấn chân, khó với tay lái… khi đi trên một chiếc xe có kích thước không phù hợp.

Kích thước khung sườn xe đạp đua cũ

Với các dòng xe đạp ngoại nhập, kích cỡ phù hợp cho người Việt Nam thường sẽ rơi vào ba size là S (Small/Nhỏ), M (Medium/Vừa) và L (Large/Lớn) dành cho nam riêng và nữ riêng. Bạn có thể tham khảo bảng kích cỡ qua mục "Lựa chọn kích thước" này.

Khung sườn xe đạp

Đối với xe đạp đua cũ có khung sườn bằng chất liệu carbon, bạn cần kiểm tra kỹ xem nó có bị nứt hay không. Vị trí mà khung xe dễ bị nứt nhất thường là bộ phận “bottom bracket” bên dưới xe đạp.

4. Kiểm tra bánh xe

Bước tiếp theo bạn cần lưu ý khi chọn mua xe đạp đua cũ là kiểm tra cả hai bánh xe trước và sau. Đầu tiên bạn hãy nhấc chiếc xe đạp lên và quay tròn bánh xe để ngắm xem nó có thẳng hàng với xe không. Nếu bánh xe bị méo hoặc lắc lư có nghĩa là căm xe cũng đang bị méo. Điều này có nghĩa là chiếc xe đã được sử dụng rất nhiều lần và người chủ hiện tại cũng không bảo dưỡng giữ gìn kỹ lưỡng xe. Nếu bánh xe đạp quay thẳng, điều này chứng tỏ xe đạp vẫn còn hoạt động rất tốt.

Kiểm tra bánh xe

Điều thứ hai bạn cần lưu ý khi quay bánh xe là hãy nghe xem ổ bearing bạc đạn có bị phát ra bất kỳ tiếng kêu khác lạ nào không. Nếu bánh xe quay vẫn mượt mà, lâu ngừng mà lại không có bất kỳ âm thanh lạ nào thì chứng tỏ chiếc xe vẫn còn rất mới.

Kiểm tra ổ bearing

Điểm thứ ba bạn cần xem xét là niềng bánh xe nơi má phanh tiếp xúc. Bạn có thể quan sát hoặc dùng tay sờ vào để kiểm tra xem vị trí này có bị mòn nhiều hay không. Nếu bạn thấy dấu tròn trên niềng bánh xe bị mất đi thì chứng tỏ là xe đã được sử dụng đạp rất nhiều lần rồi. Hãy nhớ kiểm tra cả bố thắng lẫn bóp thử phanh xe đạp xem còn hoạt động tốt không nữa nhé.

Kiểm tra khung vành bánh xe

5. Kiểm tra đĩa xe đạp

Đối với đĩa phía trước của xe đạp, bạn hãy kiểm tra xem nó có thẳng không. Hãy quay thử bàn đạp để xem liệu nó có bị méo hoặc bị vênh hay không. Kiểm tra răng xem có bị mòn nhiều không, nếu mòn nhiều thì chứng tỏ xe cũng đã quá cũ và bạn không nên mua những chiếc như vậy.

Kiểm tra đĩa xe đạp

Đối với bộ hộp số và líp ở phía sau xe đạp, bạn cũng kiểm tra tương tự xem các răng còn tốt không. Bộ đề chuyển xích derailleur trước và derailleur sau cũng cần được xem xét. Nếu bạn thấy bộ đề bị xước hay bị trầy nhiều thì chứng tỏ xe đạp đã có va đập té ngã nhiều lần, tương tự ta cũng áp dụng để kiểm tra đối với bàn đạp.

Kiểm tra lip xe đạp

6. Kiểm tra ty kẹp Quick Release và ghi đông

Những chiếc xe đạp có hệ thống khóa ty bánh xe Quick Release thường là xe đạp loại tốt. Ty kẹp trục bánh xe đạp cho phép bạn tháo và khóa nhanh hệ thống bánh xe trước một cách dễ dàng.

Kiểm tra ty kẹp Quick Release và ghi đông

Đối với phần ghi đông, bạn hãy bóp thử thắng xem có ăn không. Kiểm tra cả các dây số và dây thắng xem tại các mối nối có còn chắc không, có bị lỏng lẻo hay không. Ngoài ra, bạn nhớ để ý cả phần chén cổ headset xem có còn cứng chắc không nữa nhé vì thay bộ phận này cũng khá là tốn kém đấy.

Kiểm tra ty kẹp trước

7. Kiểm tra yên xe và bộ groupset

Bước cuối cùng khi quyết định chọn mua một chiếc xe đạp đua cũ là kiểm tra yên xe và bộ groupset.

Đối với yên xe, bạn hãy xem thử phần cốt yên có bị nứt không. Nếu cốt yên nứt thì bạn nên thay ngay hoặc chọn mua một chiếc xe đạp cũ khác vì yên sẽ có nguy cơ bị gãy khiến bạn té ngã khi ngồi lên nó về lâu về dài.

Đối với bộ đạp groupset, đây là một hệ thống gồm nhiều món khác nhau để giúp xe chuyển động mượt mà, bền bỉ, êm chân và nhanh hơn. Bạn hãy leo lên xe và đạp một vòng, thử vào số, chuyển số, bóp thắng… để xem xe đạp vận hành có mượt không, có sức không. Đừng quên hỏi người chủ cũ thời gian sử dụng bao lâu và lý do vì sao mà họ bán nữa nhé!

Nói tóm lại, các phương pháp trên sẽ phần nào giúp bạn có thể tự kiểm tra để quyết định chọn mua được cho mình một chiếc xe đạp cũ chất lượng. Bạn có thể áp dụng cách này không chỉ đối với xe đạp đua mà còn cho tất cả các loại xe đạp khác như xe đạp leo núi, xe đạp touring, xe đạp thể thao, xe đạp gấp, v.v.

Thị trường mua bán xe đạp đua cũ TPHCM và Hà Nội hiện nay đều rất phổ biến và đa dạng, thật không khó để bạn có thể chọn mua một chiếc xe đạp cũ phù hợp với mong muốn của mình. Điều cuối cùng mà Lối Sống Xanh muốn tư vấn cho bạn là hãy chọn mua một chiếc xe khiến bạn thật sự hài lòng về mọi thứ. Bởi vì nếu bạn cảm thấy không thoải mái, hoặc miễn cưỡng mua vì nó rẻ, hay đạp trên một chiếc xe đạp quá cũ sẽ làm cho bạn luôn có cảm giác mệt mỏi, lăn tăn khó chịu. Và rồi bạn lại tìm cách bán nó đi hoặc mất thêm một số tiền không nhỏ để sửa chữa hay mua một chiếc xe đạp khác ngon hơn.

Tại cửa hàng của Lối Sống Xanh hiện đang có rất nhiều mẫu xe đạp ngoại nhập đẹp giá tốt và nổi tiếng ở thị trường Châu Âu mang thương hiệu REID để bạn không cần phải mua xe đạp cũ nữa. Nếu bạn quan tâm hãy để lại bình luận bên dưới nhé, chúng tôi rất sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
popup

Số lượng:

Tổng tiền:

Xin chào
close nav
Gọi ngay
facebook Chat Facebook zalo Chat Zalo